QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

238 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 133

  • Tổng 6.559.270

Quảng Trạch đẩy mạnh Chương trình xây dựng sản phẩm OCOP

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Thực hiện Chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, địa phương, khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh, để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, gắn với thị trường tiêu thụ, đạt các tiêu chí sản phẩm OCOP, nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nội lực và gia tăng giá trị.  

Thực hiện Chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm đặc trưng, những năm qua, xã Quảng Phương đã tuyên truyền, tạo điều kiện, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng, hiệu quả, các mô hình kinh tế đã chủ động xây dựng sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất, đào tạo kỹ thuật, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chú trọng quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm đạt các tiêu chí sản phẩm OCOP.

          Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch cho hay: “Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, trong thời gian vừa qua, đối với xã Quảng Phương đã bám sát kế hoạch, lộ trình và theo dõi các sản phẩm đặc thù của địa phương để hướng dẫn cho các Hợp tác xã, cá nhân có định hướng để xây dựng sản phẩm OCOP, và đến nay, trên địa bàn xã đã có 2 sản phẩm của 2 Hợp tác xã được công nhận là sản phẩm OCOP, đó là Hợp tác xã dịch vụ mây xiên Quảng Phương và Hợp tác xã Sen ngon Quảng Phương. Để định hướng trong thời gian tới, địa phương cũng đang trên lộ trình hướng dẫn cho các cá nhân, tổ chức có các sản phẩm đặc thù để xây dựng sản phẩm đạt tiêu chí OCOP. Hiện tại địa phương đang quan tâm hướng dẫn cơ sở sản xuất miến gạo Đông Dương, thực hiện các bước để xây dựng hồ sơ, đề nghị công nhận sản phẩm miến gạo Đông Dương đạt sản phẩm OCOP trong thời gian sớm nhất”.

Sản phẩm mây xiên của Hợp tác xã sản xuất dịch vụ mây xiên Quảng Phương đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020.

          Với mục tiêu tạo việc làm, tiêu thụ các sản phẩm lúa gạo cho bà con nông dân trong vùng, năm 2012, vợ chồng chị Lâm Thị Bé và anh Lê Phúc Đông ở thôn Đông Dương, xã Quảng Phương đã ra tỉnh Lạng Sơn để học hỏi kỹ thuật, xây dựng cơ sở sản xuất miến gạo Đông Dương. Thời gian đầu, tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự cần cù, chịu khó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vợ chồng chị Bé đã thành công với mô hình sản xuất miến gạo. Sản phẩm miến gạo sử dụng nguyên liệu gạo lúa Khang Dân sản xuất tại địa phương; không sử dụng chất bảo quản, hàn the, chất tẩy rửa, nên được khách hàng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Hiện tại, sản phẩm miến gạo của vợ chồng chị Bé đã được đăng ký thương hiệu "miến gạo Đông Dương". Bình quân mỗi ngày cơ sở tiêu thụ khoảng 1,5 tạ gạo, sản xuất được 1,3 tạ miến, tạo được việc làm ổn định cho 03 lao động địa phương. Mỗi năm, gia đình chị Bé có nguồn thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ nghề sản xuất miến gạo.

  “Hiện tại cơ sở chúng tôi đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động liên kết thị trường, nhằm đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, tập trung xây dựng sản phẩm đạt các tiêu chí sản phẩm OCOP, cơ sở cũng mong muốn các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện về nguồn vốn ưu đãi, để cơ sở mua thêm các trang thiết bị máy móc, lò sấy để đảm bảo sản xuất thường xuyên, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương”, chị Lâm Thị Bé, chủ cơ sở sản xuất miến gạo Đông Dương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch chia sẻ.

Sản phẩm miến gạo Đông Dương, Quảng Phương đang xây dựng các tiêu chí sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

       Để triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã chỉ đạo các ban, ngành, địa phương, khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm đã được các ban, ngành chức năng đăng ký chất lượng, nhãn mác, thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh, được nhiều người tiêu dùng biết đến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, huyện Quảng Trạch đã có 12 sản phẩm được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình công nhận đạt tiêu chí sản phẩm OCOP.

Dầu lạc nguyên chất của Hợp tác xã nông sản Trường Thuỷ đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.

Bột ăn dặm MUMUM Organic của Công ty TNHH sản xuất và TM Thanh Sơn đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021

Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Quảng Trạch Trần Văn Định cho biết: “Để tiếp tục nâng cao số lượng các sản phẩm OCOP, và đây cũng là một trong những tiêu chí để phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới, vì thế Phòng NN & PTNT huyện đang tiếp tục tham mưu cho Uỷ ban nhân huyện có nhiều chính sách để hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình có điều kiện để đầu tư và mua sắm các trang thiết bị, ứng dụng các khoa học công nghệ mới vào sản xuất, từ đó, sẽ xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP. Phấn đấu, trong năm 2023 sẽ có thêm từ 3 đến 5 sản phẩm OCOP, trong đó, chú trọng nâng cao hàm lượng khoa học của các sản phẩm OCOP, để đáp ứng với tiêu chí hàng hóa đưa ra thị trường, nhằm phục vụ cho việc kết nối và đảm bảo tốt hơn vấn đề đầu ra cho các sản phẩm trên địa bàn của huyện”.

Để Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đạt hiệu quả cao, huyện Quảng Trạch đang tập trung chỉ đạo các ban, ngành, địa phương, triển khai đồng bộ các giải pháp, khuyến khích các tập thể, cá nhân, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ, theo thế mạnh của huyện, sản xuất các sản phẩm truyền thống, có khả năng cạnh tranh cao để xây dựng đạt tiêu chí sản phẩm OCOP trong những năm tiếp theo.

Bài và ảnh: Thế Lực

Các tin khác