QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

238 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 2860

  • Tổng 6.572.917

Sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới 2011 - 2014

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 17/3/2015, huyện Quảng Trạch tổ chức sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BCĐ Chương trình xây dựng NTM tỉnh, các ban ngành cấp tỉnh; sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Thường vụ huyện ủy, UBND huyện, các cấp ủy, chính quyền địa phương và BCĐ Chương trình xây dựng NTM huyện, xã và, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân huyện Quảng Trạch đã chung sức xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các tiêu chí đạt được đều tăng, các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng khá, sản xuất được duy trì và phát triển, môi trường được cải thiện, đời sống của nhân dân được nâng cao, trật tự an ninh xã hội được đảm bảo và ổn định.

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau 4 năm thực hiện Chương trình, đã đạt được những kết quả cụ thể sau:

1. Xây dựng Đồ án Quy hoạch và Đề án xây dựng NTM

18/18 xã đã hoàn thành và được UBND huyện phê duyệt Đồ án quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã; 18/18 xã hoàn thành và UBND huyện phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới; 16/18 xã đã xây dựng quy chế quản lý quy hoạch; 100% xã đã tổ chức công bố Đồ án Quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới và tích cực triển khai thực hiện công tác cắm mốc chỉ giới, giải tỏa mặt bằng, xây dựng đường giao thông nông thôn, các công trình cơ sở hạ tầng và những hoạt động khác xây dựng nông thôn mới... (02 xã chưa hoàn thành quy chế quản lý quy hoạch: Quảng Châu, Quảng Tiến )

2. Phát triển sản xuất.

+ Về trồng trọt: Triển khai xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, trong đó: Mô hình sản xuất lúa giống tại chỗ, đã sản xuất 550 ha lúa giống gồm các giống chất lượng cao như P6, XT28, PC6, IR 50404, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha (tăng 5 tạ/ha so với sản xuất đại trà); xây dựng nhiều mô hình trình diễn, khảo nghiệm các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và triển vọng như: BG1, SV46, SV47, SV181; tập trung chuyển đổi trên 200 ha lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn như ngô, mía, sen, lạc, cá – lúa.

+ Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Duy trì và phát triển nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả tại nhiều xã, trong đó điển hình các mô hình của ông Nguyễn Văn Xá (Quảng Hưng) nuôi 45 bò sinh sản, 50 bò thịt, thu nhập đạt 250 triệu đồng/năm; chăn nuôi lợn ngoại của ông Đặng Ngọc Văn (Quảng Châu) nuôi 11 nái ngoại, 50 lợn thịt, đạt thu nhập 220 triệu đồng/năm; sản xuất gà giống của ông Nguyễn Ngọc Bá (Quảng Lưu) có thu nhập 200 triệu đồng/năm, đã cung cấp hàng chục ngàn con giống cho người dân trong vùng; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của ông Đặng Xuân Lệ, Nguyễn Minh Tuấn (Quảng Châu) nuôi 0,5 ha/hộ, thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm; mô hình nuôi cá lóc, cá trê của ông Trần Công Hậu, Nguyễn Văn Cường (Cảnh Dương) có thu nhập khoảng 50-70 triệu đồng/năm...

          - Ngoài việc đầu tư phát triển các mô hình sản xuất, người dân cũng đã tăng cường mở rộng, phát triển các trang trại sản xuất nông nghiệp, đến nay toàn huyện có 22 trang trại, trong đó có 15 trang trại sản xuất tổng hợp, 4 trang trại nuôi trồng thủy sản, 2 trang trại lâm nghiệp, 01 trang trại sản xuất cây hàng năm. Các trang trại đều sản xuất có hiệu quả, bình quân thu nhập/năm các trang trại sản xuất tổng hợp khoảng 429 triệu đồng, trang trại nuôi trồng Thủy sản khoảng 482 triệu đồng, trang trại lâm nghiệp khoảng 425 triệu đồng, trang trại sản xuất cây hàng năm khoảng 330 triệu đồng...

- Thực hiện nguồn vốn phát triển sản xuất được hỗ trợ từ Chương trình, các xã điểm đã tích cực triển khai các hoạt động sản xuất, xã Quảng Xuân đã thực hiện 2 loại mô hình sản xuất, gồm mô hình trồng 06 ha ớt chỉ thiên giống Kr20, năng suất (quả tươi) đạt được 70-80 tạ/ha; mô hình trồng 15 ha lạc năng suất cao giống L23, năng suất đạt được 30-35 tạ/ha; vụ đông xuân năm 2014-2015 đã sản xuất trên 100 ha lúa QX2 và XT 28; Xã Quảng Tùng đã triển khai hỗ trợ người dân mua phân bón, mua giống ớt và giống lúa (trong đó, mua giống lúa 92,70 triệu đồng, mua giống ớt 23,12 triệu đồng, mua phân bón 112  triệu đồng); Quảng Thanh đã triển khai hỗ trợ xây dựng 2 mô hình sản xuất 10 ha lúa giống tại chỗ, hỗ trợ mua 48 máy cơ giới các loại phục vụ nông nghiệp, làng nghề và xây dựng thương hiệu làng nghề “Bánh mè xát Tân an”...

- Các địa phương đã tích cực đầu tư cơ giới vào sản xuất nông nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn. Người dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, trong đó chú trọng đầu tư máy móc phục vụ sản xuất. Trong 4 năm thực hiện, ngoài vốn tự có, người dân đã mạnh dạn vay trên 1.325  triệu đồng từ ngân hàng nông nghiệp PTNT huyện Quảng Trạch và các kênh vốn khác để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp...

          3. Huy động  nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

Toàn huyện huy động được 1.584.379 triệu đồng, trong đó:

          Ngân sách trung ương: 136.683,00 triệu đồng.

          Ngân sách tỉnh: 28.739,00  triệu đồng

          Ngân sách huyện: 31.243,50 triệu đồng

          Ngân sách xã: 15.403,70 triệu đồng

          Vốn vay ngân hàng: 1.325.000,00 triệu đồng

Công ty, doanh nghiệp, DA: 9.565,90triệu đồng

          Đóng góp của nhân dân: 25.914,00 triệu đồng

Huy động nguồn lực khác: 11.847,90 triệu đồng

4. Tiến độ thực hiện các Tiêu chí chương trình.

4.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí

Tiến độ thực hiện các tiêu chí cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tổng số tiêu chí các loại đạt 195 tiêu chí, tăng 165 tiêu chí so với năm 2010 (Trước khi bước vào xây dựng NTM), bình quân mỗi xã tăng 9,17 tiêu chí/4 năm. Trong đó:

+ Đạt 19 tiêu chí: 01 xã (Cảnh Dương);

          + Đạt 15-18 tiêu chí: 05 xã (Quảng Xuân, Quảng Phú, Quảng Thanh, Quảng Tùng và Quảng Lưu);

          + Đạt từ 10 -11 tiêu chí: 02 xã (Quảng Phương, Quảng Liên);

          + Đạt từ 5-9 tiêu chí: 10 xã; Không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.

- Tiến độ thực hiện của từng loại tiêu chí đã có chuyển biến tích cực, tăng 11 loại tiêu chí so với năm 2010, gồm các Tiêu chí: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Cơ sở vật chất văn hóa, Nhà ở, Thu nhập, Hộ nghèo, Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên, Môi trường, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, An ninh trật tự xã hội. Trong đó, các tiêu chí đạt tỉ lệ cao như: Quy hoạch: 18/18 xã đạt 100%; Điện: 18/18 xã đạt 100%; An ninh trật tự xã hội: 18/18 xã đạt 100%; Hệ thống tổ chức chính trị xã hội: 16/18 xã đạt 88,89%; một số Tiêu chí còn đạt tỉ lệ thấp như Giao thông 3/18 xã  đạt 16,67%, thu nhập 6/18 xã đạt 33,33%, hộ nghèo 4/18 xã đạt 22,22%, môi trường 6/18 xã đạt 33,33%...

          4.2. Kết quả thực hiện các nội dung Tiêu chí chương trình.

          * Về nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội:

         Các tiêu chí trong nhóm đều thực hiện đạt khá. Trong đó, Tiêu chí Giao thông có 3/18 xã đạt chiếm 16,67%, Tiêu chí Thủy lợi: 8/18 xã chiếm tỉ lệ 44,44%, Tiêu chí Điện: 18/18 xã chiếm tỉ lệ 100%, tiêu chí Trường học: 8/18 xã chiếm 44,44 %, tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa: 7/18 xã chiếm tỉ lệ 38,98 %, Tiêu chí chợ nông thôn: 13/18 xã chiếm tỉ lệ 72,22%, tiêu chí Bưu điện: 14/18 xã chiếm tỉ lệ 77,78 %, Tiêu chí nhà ở dân cư có 8/18 xã đạt chiếm tỉ lệ  44,44 %.

            So với năm 2010, Tiêu chí Giao thông tăng 3 xã, Thủy lợi tăng 8 xã, Điện tăng 13 xã, Trường học tăng 7 xã, CSVCVH tăng 7 xã, Chợ nông thôn tăng 11 xã, Bưu điện tăng 8 xã, Nhà ở tăng 8 xã.

          Các xã đã tích cực triển khai thực hiện các nội dung/chỉ tiêu của các tiêu  chí như công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và các công trình khác..., trong 4 năm thực hiện, toàn huyện đã xây dựng được 142,9 km đường giao thông nông thôn, trong đó láng nhựa được 17,1 km đường xã, liên xã; bê tông hóa 75,88 km đường trục thôn và 23,34 km đường nội thôn xóm; đổ đất biên hòa 21,5 km đường nội thôn xóm; cứng hóa 18,18 km đường nội đồng; kiên cố hóa được 33,97 km kênh mương; nâng cấp, xây dựng 30 phòng học trường THCS, 42 phòng học trường Tiểu học, 48 phòng học trường MN; xây dựng 14.738 m2 khuôn viên các trường học; nâng cấp, xây dựng 14 trụ sở UBND xã, 05 nhà văn hóa xã, 42 nhà văn hóa thôn; xóa 883 nhà tạm, nâng cấp xây dựng 12 chợ nông thôn, 5 trạm y tế và một số công trình cơ sở hạ tầng khác...

         * Về nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất:

          Đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, Tiêu chí thu nhập có 6/18 xã đạt chiếm tỉ lệ 33,33%, Tiêu chí Hộ nghèo 4/18 xã chiếm tỉ lệ 22,22%, Tiêu chí Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên 10/18 xã chiếm tỉ lệ 55,56%, tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất có 10/18 xã chiếm tỉ lệ 55,56%. So với năm 2010, Tiêu chí Thu nhập tăng 6 xã, Tiêu chí Hộ nghèo tăng 4 xã, Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên tăng 10 xã, Hình thức tổ chức sản xuất tăng 5 xã...

          Các nội dung/chỉ tiêu của các tiêu chí đạt kết quả rất khả quan, bình quân thu nhập đầu người của huyện đến năm 2014 đạt 20,5 triệu đồng/người/năm; Tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 10,83 % (giảm 21,34% so với năm 2010); Tỉ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên gồm 58.830 người chiếm 98,17% (tăng 4,88% so với năm 2010); Toàn huyện có 10 HTX, trong đó: 5 HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, 2 HTX nông nghiệp, 3 HTX dịch vụ điện, giảm 9 HTX các loại so với năm 2010 (chủ yếu các HTX điện trả về cho ngành điện quản lý)

          * Về nhóm tiêu chí văn hóa- xã hội- môi trường

           Đến tháng 12/2014, Tiêu chí giáo dục có 10/18 xã đạt chiếm tỉ lệ 55,56%, Tiêu chí Y tế: 09/18 xã chiếm tỉ lệ 50%, Tiêu chí văn hóa: 9/18 xã chiếm tỉ lệ 50%, tiêu chí Môi trường có 6/18 xã chiếm tỉ lệ 33,33% . So với năm 2010, Tiêu chí Giáo dục tăng 9 xã, Y Tế tăng 4 xã, Văn hóa tăng 4 xã, Tiêu chí Môi trường tăng 6 xã.

* Nhóm tiêu chí về Hệ thống chính trị

           Phần lớn các xã đã đạt tiêu chí về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội và An ninh trật tự xã hội. Cán bộ hoàn thành nhiệm vụ năm, các địa phương có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định, các Đảng bộ chính quyền đạt trong sạch vững mạnh, các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Đến tháng 12/2014, có 16/18 xã đạt tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội chiếm 88,89% và 18/18 xã đạt tiêu chí An ninh trật tự xã hội chiếm đạt 100% số xã hoàn thành tiêu chí. so với năm 2010, Tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội tăng 16 xã, An ninh trật tự xã hội tăng 18 xã.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2015

I. Mục tiêu.

+ 03 xã đạt 19 tiêu chí.

+ 03 xã đạt từ 15-18 tiêu chí

+ 05 xã đạt từ 12-14 tiêu chí.

+ Bình quân các xã thực hiện đạt 2 tiêu chí/năm. Không còn xã đạt dưới 7 TC.

II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

 2.1.Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, tổ chức thực hiện.

          - Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo toàn diện, đẩy mạnh việc kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thực hiện. Các thành viên BCĐ huyện tích cực về các xã. Các thành viên BCĐ, BQL xã thường xuyên về tận thôn, xóm để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung tiêu chí của Chương trình.

          - Các xã tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền địa phương. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Trưởng thôn, của người dân, sự tham gia cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đơn vị và cá nhân trong việc quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện.

- Phân công cụ thể cho thành viên BCĐ, BQL xã và các ban, ngành, đoàn thể địa phương phụ trách từng tiêu chí phù hợp với lĩnh vực quản lý. Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm để tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí đã đăng ký.

          2.2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động.

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo phong trào, khí thế phấn đấu xây dựng NTM. Ngoài tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, cần tuyên truyền trong các hội, chi hội, các đoàn thể chính trị, làm cho tất cả các thành viên đều hiểu và hăng hái tham gia, tạo được sự đồng thuận, thống nhất của nhân dân với chủ trương, kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

          - Tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị - xã hội tích cực tham gia thực hiện tốt hơn nữa chương trình. Tuyên truyền để mọi người đều hiểu Chương trình xây dựng NTM là của dân, do dân, dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm và hưởng lợi.

- Phổ biến rộng rãi các mô hình có hiệu quả, cách làm hay. Kịp thời biểu dương và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng mô hình xã đạt nông thôn mới năm 2014. Phê phán những tư tưởng, nhận thức lệch lạc, trông chờ ỷ lại, góp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra.

2.3. Huy động các nguồn lực.

- Tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương theo các nguyên tắc cơ chế hỗ trợ được nêu trong Quyết định 800/QĐ-TTg và Quyết định 695/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, chú trọng và từng bước thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về thực hiện cơ chế đặc thù “thiết kế mẫu, thiết kế điển hình”

- Phát huy tối đa nội lực của địa phương và của người dân, huy động nhiều hơn nữa các nguồn lực từ các công ty, doanh nghiệp, dự án, con em đi xa...chú trọng đóng góp ngày công lao động. Mức đóng góp phải được người dân bàn bạc, thống nhất, xem xét miễn giảm cho các đối tượng ưu tiên và thông qua HĐND-UBND xã.

2.4. Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề.

- Trên cơ sở Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới, các xã xây dựng phương án/dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, nghiên cứu sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tăng cường đầu tư cơ giới vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Đối với các xã điểm, tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện phương án PTSX từ nguồn vốn đầu tư của chương trình đúng mục đích và thời gian.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất các hợp tác xã, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghiên cứu, đổi mới cách thức sản xuất phù hợp như nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ...để duy trì và mở rộng các HTX, ngành nghề nông thôn làm ăn có hiệu quả, tăng dần tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.

         - Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo được nhiều ngành nghề làm ăn có hiệu quả và thu hút nhiều lao động. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hướng nghiệp cho người dân chọn và học đúng nghề theo nhu cầu và vận dụng tốt kiến thức được học vào thực tế sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập...

2.5.Tập trung chỉ đạo các xã Điểm.

- Chỉ đạo quyết liệt các xã điểm, phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới theo lộ trình kế hoạch đề ra.

- Các xã điểm tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và khối lượng công việc tiếp tục thực hiện để xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể của từng tiêu chí để tổ chức thực hiện đúng lộ trình đạt xã NTM năm 2015.

2.6.Thực hiện các công tác khác.

- Tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, vận động hiến đất, hiến tài sản để đẩy mạnh xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương và xây dựng các công  trình cơ sở hạ tầng khác...

- Tăng cường chỉnh trang khu dân cư, vận động, hướng dẫn người dân tu sửa nhà cửa, công trình phụ, hàng rào...Đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường thôn xóm, xây dựng hệ thống quản lý vệ sinh môi trường tại cơ sở, bảo đảm cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp - văn minh.

         - Củng cố cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của BCĐ, BQL chương trình các cấp, phân công trách nhiệm cho từng phòng, ban, đơn vị liên quan phụ trách các tiêu chí theo lĩnh vực quản lý (theo quyết định số 800/QĐ-TTg). Tăng cường phối hợp giữa các Phòng, ban chức năng, BCĐ, BQL các xã với BCĐ huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch Chương trình.

                   III.  ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Trung ương, tỉnh tiếp tục hỗ trợ kinh phí theo các nguyên tắc cơ chế được nêu trong quyết định 800/QĐ-TTg và Quyết định 695/QĐ-TTg cho các xã, nhất là các xã được chọn làm điểm; Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh một số nội dung của các tiêu chí như Bưu điện, Cơ sở vật chất văn hóa để phù hợp trong quá trình thực hiện chương trình...

- Đề nghị Tỉnh nghiên cứu có cơ chế hỗ trợ huyện Quảng Trạch về phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện huyện mới chia tách còn gặp nhiều khó khăn, nhất là hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

 

Trích Báo cáo sơ kết

 

Các tin khác