QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

238 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 41

  • Hôm nay 1657

  • Tổng 6.868.885

Tổng kết chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015

Xem với cỡ chữ : A- A A+

          Ngày 25/3/2015, UBND huyện Quảng Trạch tổ chức Tổng kết 5 năm thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ giảm nghèo của huyện so với mục tiêu đề ra đạt kết quả tốt. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 10,83% (đầu năm 2011 tỷ lệ 32,17). Như vậy, bình quân giảm 5,33%/ năm. Vượt kế hoạch của tỉnh và của huyện đề ra là từ 3,5 – 4%/ năm.

Cùng với tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, hàng loạt các chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương với sự hỗ trợ đầu tư của nhiều nguồn kinh phí nên đã cải thiện đáng kể diện mạo các vùng trong huyện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Bộ mặt các xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi rõ rệt, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa và giao thông đi lại.

          Nhận thức về giảm nghèo và ý chí vươn lên làm giàu ngày càng được thấm sâu vào đội ngũ cán bộ và người dân. Nhiều tấm gương quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giàu xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Đã tạo được phong trào giảm nghèo trong toàn xã hội theo phương châm xã hội hóa, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, cộng đồng, các tầng lớp nhân dân... Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác ngày càng được đề cao và có hiệu quả.

Khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích

 

Trong bối cảnh hiện nay huyện còn nhiều khó khăn, nhưng đã có sự quan tâm của Trung ương và của Tỉnh về lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ cộng đồng, người nghèo đã được hỗ trợ tiền điện, chính sách trợ cấp khó khăn đột xuất cho đối tượng có thu nhập thấp. Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2015 cũng tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các chính sách và chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội như chính sách về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chính sách thuộc Chương trình quốc gia giảm nghèo. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, huyện đã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện, xây dựng các giải pháp, huy động, bố trí đa dạng hóa các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các xã ở vùng khó khăn. Các mô hình giảm nghèo đã giúp người nghèo có việc làm, thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo. Trong giai đoạn 2011-2015, nhìn chung người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách của Nhà nước, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, đời sống của người nghèo và nhân dân được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

          Những kết quả trên cho thấy, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình giảm nghèo là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thu hút các tầng lớp tích cực tham gia, công tác giảm nghèo luôn được coi trọng và đạt kết quả khả quan, nhiều dự án giảm nghèo được xây dựng và triển khai, các dịch vụ xã hội cơ bản đã đến với người nghèo, cơ sở hạ tầng được tăng cường đáng kể, đời sống người nghèo được nâng lên rõ rệt. Nhìn chung hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo đáng ghi nhận, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước đã được tăng cường.

Qua 5 năm thực hiện Chương án giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 có thể rút ra một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác giảm nghèo trong thời gian tới, đó là:

Giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của huyện, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra, tổ chức thực hiện chính sách, không chủ quan nóng vội, thành tích; phải khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; Đảng ủy, chính quyền các xã phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm vai trò lãnh đạo của mình; Phải huy động cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội mới có thể thành công.

Trên cơ sở các chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững, Uỷ ban nhân dân các xã cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho Ban chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Thực tế đã cho thấy rằng nơi nào, cấp ủy nào, chính quyền nào quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, thực hiện mở rộng có sự tham gia của người dân thì nơi đó, giảm nghèo đạt kết quả cao và ngược lại nếu không có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên, nhất là ở cấp xã, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực hiện các chính sách; thông qua đó để hạn chế tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung cho giai đoạn mới.

Thường xuyên tổ chức đa dạng, phù hợp các hình thực truyền thông về giảm nghèo để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo; phát hiện, tuyên truyền phổ biến các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; phê phán các hiện tượng tiêu cực, không muốn thoát nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo; tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Chú trọng làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc đối tượng, cập nhật thông tin thương xuyên về hộ nghèo, tình hình thực hiện các dự án, chính sách để có đủ căn cứ cho phục vụ công tác lãnh đạo và chỉ đạo điều hành.

Phát huy mạnh mẽ dân chủ trong cộng đồng mọi hoạt động từ việc xác định hộ nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, bình xét thoát nghèo, lựa chọn đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho địa phương để nâng cao chất lượng hiệu quả cho từng hoạt động.

Trích: Báo cáo tổng kết

Các tin khác