QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

236 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 707

  • Tổng 6.548.135

Quảng Trạch: Toàn cảnh - Tiềm năng và thế mạnh

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Quảng Trạch là một huyện lớn nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, nằm trải dài từ toạ độ 17042’ đến 17059’ Vĩ Bắc


Hình ảnh
Chủ tịch nước Trần Đức Lương về thăm và làm việc tại huyện Quảng Trạch

 Quảng Trạch có vị trí phía Bắc giáp với tỉnh Hà tĩnh, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Tây giáp huyện Tuyên Hoá và phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có diện tích tự nhiên hơn 612km2, tổng dân số gần 199 ngàn người, mật độ dân số bình quân khoảng 325 người/km2.

Là huyện đồng bằng nhưng Quảng Trạch vẫn có cả rừng và biển, nhiều nơi rừng chạy sát bờ biển. Vùng đồng bằng tuy nhỏ nhưng có các hệ thống giao thông, sông ngòi đảm bảo thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế. Huyện có hai con sông chính đó là Sông Gianh và Sông Roòn, đồng thời có một hệ thống suối nhỏ chằng chịt, có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các đập hồ thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, ổn định môi trường trong lành.

Theo các số liệu điều tra, Quảng Trạch có 3 hệ thống đất đai cơ bản được hình thành trên hệ thống phong hoá: chủ yếu ở vùng đồi núi chiếm 78,2%, đất phù sa chiếm tỷ lệ 16,7%, vùng đất cát ven biển chiếm tỷ lệ 5,1%. Huyện nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền trung Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc với 2 mùa chủ yếu là mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 8) và mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau).

Trong tổng diện tích 612 km2 có trên 10.000 ha đất nông nghiệp, 29.000 ha đất lâm nghiệp, 3.000 ha đất chuyên dùng, 11.225 ha đất chưa sử dụng (Trong đó có 600 ha đất bãi bồi, 10.000 ha đất đồi núi có khả năng khai thác để trồng cây lâm nghiệp, đặc biệt có khoảng 1.500 ha đất đồi có độ phù sa độ mùn dày dưới 1 mét, có khả năng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả cho năng suất cao).

Quảng Trạch có tổng diện tích rừng khoảng 8.500 ha với trữ lượng khoảng 648.000 m3 gỗ, trong đó có khoảng 3.000 ha rừng tái sinh hơn 10 năm, có những khu rừng tái sinh như ở Quảng Lưu đã tạo được một khu rừng tái sinh rộng lớn, có thảm thực vật phong phú, nhiều động vật hoang dã được bảo tồn đang tái sinh nhanh chóng. Toàn huyện có hơn 4.000 ha thông nhựa đang được giữ gìn, bảo quản và thu hoạch mổi năm có trên 750 tấn nhựa thông. Đặc biệt các vùng rừng đầu nguồn của các hồ đập thuỷ lợi được bảo vệ an toàn và nghiêm ngặt. Từ đó có chiều hướng tạo ra nhiều cảnh quan, mở ra các chương trình du lịch sinh thái phong phú, đầy triển vọng trong tương lai. Huyện có bờ biển dài 32,4 km, có hệ thống hồ đập sông ngòi, mặt nước, bờ sông, bãi biển khá rộng lớn, tạo nên nguồn lợi tự nhiên khá phong phú.

Tài nguyên khoáng sản cũng là một thế mạnh của Quảng Trạch. Theo số liệu khảo sát về các danh mục khoáng sản, trên địa bàn Quảng Trạch có nhiều khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là quặng Titan, cát Thạch Anh có trữ lượng khoảng 35 triệu m3 với hàm lượng SI02 cao có khả năng lớn trong việc sản xuất các mặt hàng pha lê cao cấp. Bên cạnh đó là trữ lượng lớn Than bùn khoảng 1 triệu m3, có khả năng cung cấp chất đốt và sản xuất phân vi sinh đã và đang được khai thác. Ngoài ra còn có một trữ lượng lớn về Đá vôi và Đất sét có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng gạch và xi măng.

Về nguồn nhân lực, Huyện Quảng Trạch hiện có lực lượng lao động 95.809 người, chiếm 49,8% dân số, trong đó lao động nữ có 48.862 người, chiếm gần 51% tổng số lao động. Nguồn nhân lực phân bố trong các ngành kinh tế như sau: Nông nghiệp chiếm 63,2%; Lâm nghiệp: 2,5%; Ngư nghiệp: 7,2%; tiểu thủ công nghiệp: 16,2%; Thương mại dịch vụ: 3,9%; Lao động khác: 6,0%. Đặc điểm nguồn nhân lực của Quảng Trạch là cần cù, chịu khó, sáng tạo tích cực để phát triển các ngành nghề, ổn định sản xuất, vươn lên xoá đói giảm nghèo. Quảng Trạch hiện có hai lĩnh vực ngành nghề chủ yếu: Về nghề truyền thống có: nghề mộc, rèn, đan tre, đan mây, làm nón, chế biến nông sản, sản xuất muối và phát triển thêm các nghề mới như: sản xuất vật liệu xây dựng (nấu thép, làm đinh), làm tre đan xuất khẩu. Đặc biệt sắp tới sẽ có một số làng nghề mới được hình thành sẽ tạo điều kiện cho việc đưa các nghề mới vào trong cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm tập trung sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường du lịch trong tỉnh cho Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La và xuất khẩu, chế biến một số mặt hàng nông sản và hải sản.


Hình ảnh
Thủ tướng Phan Văn Khải dự lễ khởi công xây dựng khu công nghiệp và cảng biển Hòn La nằm trên địa bàn huyện Quảng Trạch

 

Những thành công của hôm nay 

Với việc khai thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng và phát huy tối đa các nguồn lực, những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,2%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, các chương trình kinh tế trọng điểm, nhất là chương trình nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản đã phát huy hiệu quả, sản lượng nuôi trồng tăng bình quân hàng năm từ 50-60%, tỷ lệ xuất khẩu đạt 40%. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng được nâng cấp, xây dựng theo hướng kiên cố hoá. Các lĩnh vực văn hoá xã hội cũng có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Riêng năm 2003, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn huyện đã tăng 13,7%, trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng 11,4%. Huyện đã chỉ đạo các địa phương và nhấn dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm dần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.Tổng sản lượng lương thực đạt 44.836tấn, tăng 8,5% so với năm 2002. Chăn nuôi phát triển nhanh, đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng các đàn gia súc, gia cầm. Trong lĩnh vực thuỷ sản, huyện đã thực hiện nhiều chính sách đổi mới, hỗ trợ, khuyến khích nhân dân đầu tư cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, sửa chữa, đóng mới phương tiện phục vụ cho công tác đánh bắt xa bờ. Toàn Huyện đã đầu tư đóng mới và sửa chữa được hơn 80 chiếc tàu, thuyền các loại, nâng tổng số tàu thuyền lên 1.709 chiếc với tổng công suất 42.549 CV. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá với giá trị tổng sản lượng đạt trên 85tỷ đồng. Thực hiện 4 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, Huyện đã xây dựng triển khai chương trình tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2001-2005. Hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường củng cố, xây dựng với tổng số vốn đầu tư trong năm đạt 127,2 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ không ngừng được mở rộng, hàng hoá, vật tư phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bên cạnh phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá xã hội cũng được huyện quan tâm và đầu tư phát triển.

Trong năm 2004 này, Huyện phấndấu nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 8,5%, giá trị tổng sản phẩm xã hội tăng 16,8%. Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 13,6%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 15% và thương mại, dịch vụ tăng 22%. Đồng thời Huyện quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế trọng điểm, phấn đấu đến năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10,3%.

Quảng Trạch đang đứng trước vận hội mới để phát triển, có cả thuận lợi xen lẫn những thách thức và khó khăn. Vấn đề là phải biết nắm bắt và vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách và pháp luật, cũng như khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của mình. Đó là một yêu cầu tất yếu khách quan để hướng về phía trước, cao hơn, tiến xa hơn. Với vị trí nằm trung tâm trên trục đường giao lưu của Quốc lộ 12 A đi Lào - Thái Lan - Mianma với Quốc tộ 1A và Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, Cảng vụ Cửa Gianh...Thêm vào đó, là Khu thương mại Ba Đồn vốn truyền thống buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực rộng lớn của tất cả các huyện phía bắc Quảng Bình với một số huyện phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại Huyện Quảng Trạch đang thực hiện quy hoạch đô thị cho Thị trấn Ba Đồn, thị tứ Roòn, thị tứ Hoà Ninh. Đặc biệt, đầu năm 2004 HĐND Huyện đã có Nghị quyết về việc xây dựng đề án lập quy hoạch phát triển thị trấn Ba Đồn trở thành đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IVvào năm 2007. Điều này thể hiện ý chí và quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trạch trong công cuộc thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".


Hình ảnh
Nghề nón truyền thống ở xã Quảng Thọ huyện Quảng Trạch


Mặt khác, Quảng Trạch có điều kiện tự nhiên đa dạng, có biển, rừng, đồng bằng, tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu, nhà máy, bến cảng lớn, khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Quảng Bình, và một thị trường rộng lớn, có khả năng giao lưu, trao đổi hàng hoá rộng rãi trong và ngoài nước. Đặc biệt, có nguồn lợi lớn về thuỷ sản, chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng. Quan trọng hơn, Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, truyền thống văn hoá tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, người dân Quảng Trạch đoàn kết, sống thuỷ chung, thân tình, hữu ái, luôn nâng đở đùm bọc lẫn nhau, ai ai cũng tự giác chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Kể từ khi có chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Quảng Trạch đã có nhiều đổi mới sâu sắc trong cách nghĩ cách làm, đem lại nhiều hiệu quả đáng phấn khởi trên nhiều mặt, tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân, từ đó huy động được mọi nguồn lực để xây dựng quê hương và cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc.

Hiện tại Quảng Trạch còn nhiếu tiềm năng chưa được khai thác, vì vậy Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Quảng Trạch mong muốn, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác đầu tư vào Quảng Trạch trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, chế biến nông sản xuất khẩu, phát triển dịch vụ du lịch, ngành nghề, hệ thống giáo dục các cấp, y tế, thực hiện các chương trình nhân đạo đối với các đối tượng chính sách và người tàn tật. Đặc biệt là các dự án lớn sau đây: Nhà máy sản xuất Thuỷ tinh cao cấp tại Quảng Xuân, một số Khu chế xuất phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô và các phụ kiện máy móc khác tại Quảng Phú, nhằm tạo ra bước phát triển liên hoàn với Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, Cảng vụ Sông Gianh và Đường xuyên Á - Quốc lộ1A để thực sự vươn xa, giao lưu, trao đổi hàng hoá với các nước Lào,Thái Lan và Mianma.

Kết luận

Bằng định hướng đúng đắn, phù hợp với điếu kiện và tình hình thực tiễn của địa phương, Huyện QuảngTrạch đang dần bứt phá khỏi đói nghèo, vươn lên xây dựng đời sống ấm no, giàu mạnh. Đồng thời, từng bước thúc đẩy phát triển nhanh,vững chắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. /.

Nguồn: Quảng Bình Thế và Lực mới trong thế kỷ XXI