QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

238 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 42

  • Hôm nay 2696

  • Tổng 6.869.924

Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) - Ngành nghề nông thôn (NNNT) giai đoạn 2006 - 2010

Font size : A- A A+

I. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NNNT GIAI ĐOẠN 2006-2010

1. Phương hướng

Phát huy những tiềm năng lợi thế sẳn có, huy động tốt mọi nguồn lực cho phát triển TTCN và NNNT, nhằm: "Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn".

Bằng các giải pháp tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển TTCN-NNNT tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, có chính sách khôi phục phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, du nhập nghề mới, hình thành một số sản phẩm có tính chất chủ lực, xây dựng thương hiệu hành hóa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giá trị sản xuất CN-TTCN: Tăng 18-19% và phấn đấu đến năm 2010 đạt 250 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế Công nghiệp - TTCN - Xây dựng chiếm 34-35%; giải quyết việc làm cho 22.132 lao động vào năm 2010.

2.2. Về phát triển ngành nghề TTCN và NNNT:

* Chế biến Nông - Lâm - Thủy sản

+ Chế biến nông sản: Hình thành một số cơ sở chế biến thức ăn gia súc ở các vùng, mở rộng và phát triển chế biến các sản phẩm truyền thống như bún, bánh, miến các loại... phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Xây dựng thương hiệu bánh mè xát Tân An.

+ Chế biến Lâm sản: Khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm từ mây tre, gỗ...

- Nón lá: Tập trung tại Quảng Thuận và một số xã có điều kiện phát triển, xây dựng được thương hiệu nón Quảng Trạch.
- Mặt mây xuất khẩu: Tại xã Quảng Văn, Quảng Tiến
- Mộc mỹ nghệ: Tập trung tại thị trấn Ba Đồn, xã Quảng Hòa

+ Chế biến thủy hải sản: Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến truyền thống như: Nước mắm, cá, mực khô... Tập trung tại các xã Cảnh Dương, Quảng Phúc, Quảng Phú, Xuân Hòa (Quảng Xuân) và xây dựng được thương hiệu.

* Sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng: Khuyến khích các cơ sở sản xuất các mặt hàng như gạch ngói... và khai thác vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn.

+ Sản xuất gạch ngói: Tập trung tại HTX gạch ngói và vật liệu Tân Tiến Cảnh Dương.

* Cơ khí sản xuất hàng công cụ cầm tay, duy trì sản xuất các mặt hàng sẳn có từng bước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm.

* Đóng và sửa chữa tàu thuyền: Đầu tư mở rộng cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền tại Cảnh Dương, từng bước phát triển thêm một số cơ sở trên địa bàn huyện.

* Các ngành nghề khác: Phát triển một số ngành nghề, mặt hàng mà huyện có lợi thế về nguyên liệu lao động, như: Dệt lưới, đóng dày dép, dệt chiếu cói, chổi đót.

2.3. Quy hoạch xây dựng các cụm TTCN, làng nghề đến năm 2010

* Về cụm điểm TTCN: Từ nay đến năm 2010 tập trung xây dựng các cụm điểm sau:

+ Cụm Cảnh Dương: Triển khai tại thông Tân Cảnh xã Cảnh Dương, đã được đầu tư xây dựng và hoàn thành năm 2004, có diện tích mặt bằng 10ha, với ngành nghề: chế biến hải sản, dệt lưới, mộc mỹ nghệ, cơ khí sửa chữa...

+ Cụm Quảng Thọ: Dự kiến được xây dựng tại thôn Nhân Thọ xã Quảng Thọ (cạnh Quốc lộ 1A), có diện tích mặt bằng là 5 ha, với các ngành nghề: cơ khí, đồ nhựa, chế biến nông sản, mây tre đan. Năm 2006 lập bản đồ quy hoạch chi tiết, cắm mốc. Năm 2007, giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đưa vào sử dụng năm 2009. Dự kiến kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 2 tỷ đồng.

+ Cụm Quảng Hòa: Dự kiến sẽ được xây dựng phía Tây Nam xã Quảng Hòa có diện tích 5 ha, với ngành nghề: cơ khí, rèn, đúc, chế biến nông lâm sản... Năm 2007, quy hoạch chi tiết, năm 2008 cắm mốc, giải phóng mặt bằng, năm 2009-2010 đầu tư xây dựng.

* Về các làng nghề: Từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành xây dựng các làng nghề sau:

- Từ năm 2006-2008:

+ Làng nón: Quảng Thuận, Quảng Tân... sản xuất nón lá các loại; thu hút khoảng 1.500 hộ.
+ Làng tre đan Quảng Thọ: Sản xuất hàng tre đan các loại, thu hút 200 hộ.
+ Làng mây xuất khẩu: Quảng Văn, Quảng Tiến sản xuất mặt mây xuất khẩu, thu hút 600 hộ.
+ Làng Rèn và mộc Mỹ nghệ ở Quảng Hòa: Sản xuất các nông cụ cầm tay, thu hút 70 hộ.
+ Làng Bánh bún Tân An Quảng Thanh: Sản xuất Bún bánh các loại, thu hút 150 hộ.

- Từ năm 2008-2009:

+ Làng chế biến hải sản Cảnh Dương, Quảng Phúc thu hút 300 hộ.

Từ năm 2009-2010:

+ Làng mây tre Mỹ nghệ Quảng Phương (phát triển mới), thu hút 300 hộ.

3. Một số giải pháp chủ yếu

Để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển TTCN và NNNT giai đoạn 2006-2010, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

3.1. Công tác quy hoạch, tạo mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp - TTCN

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch các cụm điểm CN-TTCN, khu làng nghề; các dự án được ưu tiên thực hiện, các làng nghề được khôi phục và đầu tư phát triển đạt tiêu chí làng nghề giai đoạn 2006-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt, cần tổ chức tuyên truyền công bố rộng rãi cho các địa phương và nhân dân được biết để thực hiện.

3.2. Về thị trường tiêu thu sản phẩm

Tiếp tục khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm truyền thống, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất TTCN và NNNT được tiếp cận, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuyển chọn các sản phẩm để tham gia vào các quầy hàng giới thiệu và bán sản phẩm của tỉnh tại các hội chợ, điểm tham quan du lịch.

Tăng cường trao đổi nắm bắt thông tin để hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp thông tin về giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề, các cơ sở sản xuất TTCN và NNNT.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sản xuất TTCN liên kết, liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt mối liên kết lâu dài giữa người nuôi trồng nguyên liệu với người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từng bước hình thành các tổ chức như HTX và doanh nghiệp chuyên cung ứng nguyên liệu và thu mua sản phẩm cho các cơ sở sản xuất TTCN-NNNT và người lao động trên địa bàn.

3.3. Về đầu tư đổi mới công nghệ và các hoạt động khuyến công

Khuyến khích các cơ sở sản xuất TTCN và NNNT đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường. Tranh thủ nguồn vốn khuyến công của huyện, tỉnh, phối hợp tốt với các ngành, đơn vị, địa phương để đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, như: Tổ chức tập huấn, đào tạo, du nhập nghề mới, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình, trình diễn kỹ thuật sản xuất; làm tốt công tác tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất về pháp luật, lập dự án đầu tư, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn chuyển giao các tiến bộ KHKT công nghệ sản xuất tiên tiến, những ngành nghề mới, các mô hình, kinh nghiệm về sản xuất và quản lý trên phương tiện thông tin đại chúng để tạo điều kiện cho các chủ cơ sở sản xuất và người lao động nắm bắt đầu tư phát triển sản xuất có hiệu quả.

3.4. Về nguyên liệu cho sản xuất

Triển khai quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu như: Song mây, tre nứa, nón lá... để từng bước hình thành một số vùng cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn.

Có chính sách bảo hiểm, trợ giá đối với một số loại cây để khuyến khích phát triển cung cấp nguyên liệu ổn định và lâu dài cho các cơ sở sản xuất TTCN và NNNT.

3.5. Giải pháp các chính sách hỗ trợ phát triển TTCN-NNNT

Thực hiện tốt những chính sách ưu đãi đầu tư tại Nghị định 51/NĐ-CT ngày 08/7/1999 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10; Quy định một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất CN-TTCN và NNNT của tỉnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2001/QĐ-UB ngày 07/12/2001 của UBND tỉnh Quảng Bình).

Ưu tiên bố trí quỹ đất ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, điện nước, thông tin liên lạc cho các chủ đầu tư xây dựng, các cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN (Trong điều kiện phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt).

Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, nguồn vốn từ các chương trình dự án, nguồn vốn tín dụng đầu tư của các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT, Ngân hàng Chính sách. Mặt khác, áp dụng nhiều hình thức vay vốn linh hoạt nhằm khai thác tốt các nguồn vốn nội lực trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn và trong nhân dân để đầu tư phát triển sản xuất TTCN.

3.6. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho các chủ doanh nghiệp, tổ chức tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động tại các trường đào tạo nghề cho người lao động tại các trường đào tạo của Trung ương và địa phương, kèm cặp dạy nghề, truyền nghề tại cơ sở sản xuất.

Mời các chuyên gia, các nghệ nhân có kinh nghệm của các địa phương khác trong ngoài tỉnh như: Mây tre đa mỹ nghệ xuất khẩu, gỗ mỹ nghệ... về dạy nghề và truyền nghề cho người lao động của các cơ sở sản xuất TTCN và NNNT.

Tổ chức cho các chủ cơ sở, các nhân có tâm huyết với nghề nghiệp đi tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các tỉnh bạn để học tập, du nhập phát triển làng nghề mới trên địa bàn.

Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết để đánh giá kết quả sản xuất và rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Kịp thời biểu dương khen thưởng những tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi để động viên, khích lệ đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các đơn vị, các nhân sản xuất TTCN và NNNT.

3.7. Công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm kêu gọi đầu tư

Thông qua các phương tiện đại chúng, thường xuyên tổ chức tuyên truyền các chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước và của tỉnh, huyện về khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất TTCN và NNNT, các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, chương trình phát triển TTCN và NNNT của huyện để mọi tổ chức, cá nhân biết tham gia thực hiện.

Tham gia các hội nghị giới thiệu, quảng bá do tỉnh tổ chức để giới thiệu các tiềm năng thế mạnh, các chính sách ưu đãi của huyện để kêu gọi thu hút các nhà đầu tư phát triển TTCN và NNNT trên địa bàn huyện.

3.8. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về phát triển TTCN và NNNT

Trước hết, cần đổi mới nhận thức về phát triển TTCN và NNNT của các ngành các cấp, nhất là đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực TTCN và NNNT, thực hiện đúng theo quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Coi việc phát triển TTCN và NNNT là nội dung quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực TTCN và NNNT, thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển, tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, của huyện về khuyến khích phát triển TTCN và NNNT để mọi tổ chức, cá nhân biết yên tâm đầu tư sản xuất.

Cũng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp TTCN và NNNT trên đại bàn huyện. Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đối với các cơ sở sản xuất TTCN. Ở xã cần bố trí một đồng chí trong cấp ủy trực tiếp phụ trách công tác phát triển TTCN và NNNT của địa phương mình.

3.9. Biện pháp bảo vệ môi trường

Thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, Nghị quyết 41/NQ/TW của BCT, Chỉ thị 36-CT-TW của BCT về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN ngành nghề nông thôn từ lúc lập dự án đến triển khai xây dựng và đi vào sản xuất tránh sự gây tác hại ô nhiễm môi trường.

More