QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

238 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 32

  • Hôm nay 2738

  • Tổng 6.869.966

Nhộn nhịp làng bánh tráng ven sông Gianh

Font size : A- A A+

Nghề bánh tráng mang lại thu nhập ổn định cho người dân Tân An. KTNT - Nhắc đến làng Tân An, xã Quảng Thanh (Quảng Trạch - Quảng Bình), nhiều người nghĩ ngay đến bánh tráng, loại nguyên liệu làm nên món cuốn tuyệt vời của vùng đất ven sông Gianh. Nơi đây hiện có hơn 300 lò làm bánh tráng, đỏ lửa suốt ngày đêm nhưng vẫn không đủ hàng cung cấp cho thị trường.

 Các cụ cao niên trong làng khẳng định, nghề làm bánh tráng ở Tân An có từ cách đây hàng trăm năm. Cụ Trần Văn Vinh, 84 tuổi, ở chòm 4, thôn Tân An cho biết: “Làng ít đất nông nghiệp nên để duy trì cuộc sống, người dân phải tìm cho mình những ngành nghề khác, và nghề làm bún, bánh đa, bánh tráng ra đời rồi phát triển ngày càng mạnh”.

Theo ông Nguyễn Tiến Thược, Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh, sản phẩm bánh mè xát đã được người dân Tân An làm ra cách đây hơn 100 năm. Gạo làm bánh được chọn từ các loại gạo ngon, ngâm kỹ trong nước lạnh 3-4 giờ rồi vớt ra đãi sạch, cho vào cối nghiền thành bột sền sệt, trộn với mè đã xát vỏ, sau đó đem tráng phơi trên những chiếc phên đan bằng tre, nứa. Khi bánh đã khô, người ta đem vào ủ lại cho mặt bánh phẳng rồi mới bóc khỏi phên và đóng gói mang đi tiêu thụ.

Bánh gồm 2 loại, chủ yếu là bánh dày để nướng và bánh mỏng dùng để cuốn ram (bánh đa nem). Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhiều năm qua người dân nơi đây còn sản xuất ra loại bánh mè xát đường, có vị ngọt, béo và khá dẻo nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển xa, khi nướng lên thơm phức. “Quảng Trạch có rất nhiều vùng sản xuất bánh tráng, bánh đa, nhưng bánh mè xát thì chỉ Tân An mới làm được”, ông Thược khẳng định.

Dọc theo con đường nhỏ chạy ven sông Gianh, làng Tân An hiện lên với những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang, xóm làng trù phú, sạch sẽ. Bánh tráng được phơi san sát trên các con đường bê-tông, đến nỗi thật khó để phân biệt được bánh của nhà nào với nhà nào. Bà Nguyễn Thị Xinh, 55 tuổi, ở chòm 3 cho biết: “Tui tập tành tráng bánh từ nhỏ, đến năm 18 tuổi thì chính thức bước vào nghề. Làm bánh tráng không kể nắng mưa, phải luôn tay luôn chân, trời nắng thì phơi 3 giờ đồng hồ là bánh khô, trời mưa cực hơn, phải xông bánh trên gác bếp. Nhờ nghề làm bánh tráng mà gia đình tôi có cái ăn cái mặc”. Hiện, trung bình mỗi ngày gia đình bà Xinh tráng được hơn 1.000 cái bánh tráng, cứ 3 ngày lại mang ra chợ Ba Đồn hoặc đi bán rong ở các làng khác.

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bánh tráng Tân An, chính quyền nơi đây đã liên tục khuyến khích bà con tăng cường kỹ năng quản lý, cải tiến chất lượng sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, quảng bá sản phẩm cũng như nắm bắt thị hiếu, khẩu vị và nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ đó, chất lượng bánh ngày càng nâng cao. Đến nay, bánh tráng Tân An đã được đưa đi tiêu thụ ở nhiều địa phương trong cả nước.

                                                                                         Theo Baomoi.com

More