QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

238 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 26

  • Hôm nay 828

  • Tổng 6.868.056

Phát huy vai trò trách nhiệm của cử tri qua mỗi lá phiếu

Font size : A- A A+

 Quốc hội, HĐND các cấp là cơ quan quyền lực của nhà nước, được đảm bảo bằng  luật pháp, quyền lợi và trách nhiệm của công dân; đồng thời thực hiện giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Bầu cử Quốc hội, HĐND các cử tri không chỉ đơn thuần cầm và bỏ lá phiếu đủ về cơ cấu, số lượng đại biểu cần bầu mà quan trọng hơn là phải biết sử dụng lá phiếu để chọn ra những người “dĩ công vi thượng” hội tụ đủ các yếu tố “tâm, tầm, tín”, đại diện cho lợi ích của nhân dân. Người đại biểu trong thời kì nào cũng phải đủ “đức, tài” lo cho dân, cho nước, đặc biệt trong thời kì đổi mới, hội nhập phát triển của đất nước.

Ngược dòng thời gian, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, người dân Việt Nam - công dân của đất nước tự do đã ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xây dựng cơ quan lập pháp. Ngày 6/01/1946, hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp mọi miền của Tổ quốc, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến đã nô nức tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, bất chấp sự chống phá của kẻ thù. Sẵn sàng đánh đổi cả máu và tính mạng của mình để thực hiện quyền cử tri cao cả, bầu những người đủ đức, tài, trí để gánh vác trọng trách của giang sơn.

Từ năm 1946 đến nay, qua các kì bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, ý thức trách nhiệm của cử tri càng được nâng lên, chất lượng lập pháp của Quốc hội ngày càng đáp ứng đời sống xã hội. Thực tiễn chất lượng “lập pháp”  “giám sát hoạt động của nhà nước” của Quốc hội trong xã hội hiện đại, đòi hỏi tính hoàn thiện ngày càng cao của pháp luật. Vì vậy, lựa chọn của cử tri về các đại biểu trong cơ quyền lực cao nhất của nhà nước phải toàn diện, đại diện cho lợi ích của nhân dân, dân tộc là quan trọng hàng đầu. Đặc biệt phải xét đến sự công tâm, sáng suốt của cử tri trong quá trình giới thiệu, chọn lựa. Chính vì vậy, mỗi cử tri trước khi cầm lá phiếu để bầu cần có sự nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; coi đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thông qua lựa chọn bầu những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là dịp để nhân dân trong cả nước tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, nhận thức  sâu sắc, đánh giá đúng tầm quan trọng quá trình lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội, HĐND nhiệm kỳ mới là yêu cầu trước tiên đối với cử tri trong cả nước nói chung và cử tri Quảng Trạch nói riêng.

Việc hiểu biết những quy định về bầu cử do luật pháp quy định là nội dung quan trọng có tính chất quyết định chất lượng bầu cử của cử tri. Từ năm 1946 đến nay, bầu cử Quốc hội ở Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Cùng thời gian, xã hội ngày càng phát triển cùng với hệ thống luật được hoàn thiện, quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được bảo đảm. Nhân dân đã ý thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của cử tri trong tìm hiểu và chấp hành pháp luật. Thông hiểu pháp luật, cơ sở để cử tri thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm của mình trong đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu.

Để chất lượng bầu cử được nâng cao, mỗi một cử tri phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, công tâm trong đánh giá nhân sự, đặt lợi ích của cộng đồng, xã hội lên trên hết. Vững vàng về bản lĩnh chính trị, cử tri sẽ tin tưởng vào danh sách hiệp thương của MTTQ các cấp, tiến hành bầu cử đảm bảo đúng định hướng. Đồng thời tích cực đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hành động lợi dụng, mua chuộc, phá hoại cuộc bầu cử của những kẻ cơ hội chính trị và các thế lực thù địch. Cử tri phải biết đặt lợi ích của cộng đồng, xã hội lên trên hết; công tâm trong chọn lựa nhân sự, bầu ra những đại biểu Quốc hội, HĐND có khả năng gánh vác công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cùng với cử tri trong cả nước, những cử tri trên địa bàn huyện Quảng Trạch cần đoàn kết, thống nhất phát huy cao vai trò trách nhiệm của mình thực hiện quy trình bầu cử. Trước hết các cấp ủy cần quán triệt, phổ biến nội dung các văn bản lãnh đạo, chi đạo liên quan đến cuộc bầu cử của Đảng, Nhà nước như Chỉ thị 51-CT/TW ngày 04/1/2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 13/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  và của Ban Thường vụ Huyện uỷ Quảng Trạch như: Chỉ thị số 03 ngày 03/02/2016 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Kế hoạch số 19/KH-UBBC ngày 05/2/2016 của Uỷ ban bầu cử huyện Quảng Trạch. Từ đó quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về cuộc bầu cử có tính chính trị trọng đại này.

Sau thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng, đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, nhiệm vụ to lớn đặt ra đối với toàn Đảng, toàn dân là phải có hệ thống luật pháp toàn diện nhằm phát triển đất nước. Hơn bao giờ hết, mỗi công dân cần phát huy vai trò trách nhiệm bản thân, khách quan trong nhận diện, tỉnh táo khi thực hiện quyền công dân cao cả của mình để bầu ra những đại biểu có đủ “đức, tài” đại diện cho quyền lợi của chính mình và xã hội./.

THANH ĐỊNH

 

 

More