QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

238 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 33

  • Hôm nay 142

  • Tổng 6.867.370

Công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

Font size : A- A A+
  

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là sự kiện quan trọng của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân; là cơ hội để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Trong quá trình tiến hành cuộc bầu cử, công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, đóng góp vào thành công của cuộc bầu cử, thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực như sau: 

1. Công tác chỉ đạo tuyên truyền: Ngay khi Quốc hội công bố Nghị quyết về Ngày bầu cử, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 51-CT/TW, công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã được bắt đầu và tập trung mạnh mẽ. Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử được tiến hành ngay sau bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Các cấp ủy địa phương cũng khẩn trương tổ chức các hội nghị quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị trên địa bàn phụ trách. Tiểu ban Văn bản Pháp luật và Thông tin, Tuyên truyền thể hiện vai trò đầu mối quan trọng đã sớm có kế hoạch phân công trách nhiệm cho các ban, bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong công tác tuyên truyền. Các cơ quan Trung ương đã khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ được Hội đồng bầu cử quốc gia phân công đúng tiến độ. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền cuộc bầu cử. Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Hướng dẫn công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, các đảng uỷ trực thuộc Trung ương và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội đều xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác tuyên truyền về bầu cử ở địa phương, đơn vị từ rất sớm. Các bộ, ban, ngành được phân công xây dựng những văn bản quan trọng hướng dẫn về cơ cấu, thành phần, việc tổ chức hội nghị cử tri, giới thiệu người ứng cử, việc hiệp thương… đều khẩn trương ban hành đã kịp thời cung cấp căn cứ, chất liệu quan trọng cho công tác thông tin, tuyên truyền.

2. Công tác tuyên truyền về bầu cử đã tập trung vào những nội dung quan trọng nhất của giai đoạn này:  Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Giới thiệu nội dung các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, như: Chỉ thị 51-CT/TW ngày 4/1/2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 13/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia; kế hoạch, hướng dẫn tổ chức triển khai công tác bầu cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan chức năng; các văn bản pháp luật, như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân….Đặc biệt công tác tuyên truyền đã nhấn mạnh, phân tích  các điểm mới trong Chỉ thị 51-CT/TW; các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và Quốc hội, HĐND nói riêng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của HĐND các cấp. Giới thiệu các thành tựu của Quốc hội và HĐND qua các thời kỳ, đặc biệt là những đổi mới của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của HĐND trong việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Giới thiệu những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân lần này; tuyên truyền tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn đại biểu HĐND; quyền bầu cử và ứng cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong công tác bầu cử; các hoạt động trong quá trình tiếp xúc cử tri; các quy định về trình tự, thể thức bầu cử. Đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, hoạt động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ nội bộ ta của các thế lực thù địch….

3. Các hình thức tuyên truyền về bầu cử khá phong phú, đa dạng, thu hút được sự chú ý của các tầng lớp nhân dân:  Hoạt động thông tin, tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử HĐND diễn ra sôi nổi trên toàn quốc, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động của mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên của các tổ chức đảng, đoàn thể, qua hoạt động thông tin cổ động, qua hoạt động của các tổ chức giới thiệu ứng cử viên đại biểu Quốc hội… gây được sự chú ý của các tầng lớp nhân đân. Công tác biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, tranh cổ động về bầu cử…. được đẩy mạnh ở cả Trung ương và địa phương.                                    

4. Các cơ quan có trách nhiệm đều chủ động, khẩn trương triển khai công tác tuyên truyền; hợp tác khá nhịp nhàng, chặt chẽ trong các hoạt động phối hợp: Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban và Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia rất nỗ lực trong việc là đầu mối triển khai công tác bầu cử. Hệ thống thông tin trên trang Website của Quốc hội, Báo Người Đại biểu Nhân dân thường xuyên cung cấp những thông tin chính thống và thời sự nhất về bầu cử. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về cuộc bầu cử với các hình thức sáng tạo, phong phú, như: phỏng vấn, tọa đàm, phóng sự, phát biểu ý kiến của cử tri, của người ứng cử; tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi; mở các chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục thường xuyên, định kỳ về bầu cử; chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở phát thanh các bản tin giới thiệu cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có kế hoạch chỉ đạo và triển khai các hoạt động cổ động trực quan, như: khẩu hiệu, panô, áp phích; hoạt động của các đội thông tin lưu động; tổ chức và chỉ đạo các Sở văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức hoạt động triển lãm, văn hoá, văn nghệ, thể thao chào mừng cuộc bầu cử. Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, các đảng uỷ trực thuộc Trung ương và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội đã chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tuyên truyền về bầu cử với các hình thức đa dạng, kịp thời, rộng khắp, thiết thực, hiệu quả đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; phối hợp với các tổ chức phụ trách bầu cử các ngành hữu quan mở hội nghị bồi dưỡng nội dung về bầu cử cho báo cáo viên, tuyên truyền viên; cung cấp thông tin, tài liệu và chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương tuyên truyền về cuộc bầu cử; đăng tin bài trên Bản tin sinh hoạt chi bộ. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền, bảo đảm để các bước hiệp thương lần thứ nhất được tiến hành hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Các cơ quan thông tấn báo chí đã khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch thông tin, tuyên truyền về bầu cử; triển khai các hội nghị tập huấn cho phóng viên về công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử.

(Trích nguồn báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam)

More