QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

247 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 1760

  • Tổng 7.521.545

Kế hoạch kiểm tra liên ngành về lĩnh vực y tế

Font size : A- A A+

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Tăng cường kiểm tra và phát hiện các cơ sở vi phạm, có biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường hiệu lực kiểm tra nhà nước và giữ vững kỷ cương pháp luật về lỉnh vực chuyên môn (y tế).

Phân tích đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược - mỹ phẩm tư nhân trên địa bàn huyện, đề xuất kiến nghị và đưa ra những biện pháp phù hợp với thực trạng của cơ sở tại địa phương.

2. Yêu cầu:

Đảm bảo công tác kiểm tra đúng theo quy định Nhà nước, Làm đúng chức năng, nhiệm vụ của cán bộ quản lý Nhà nước và không lạm dụng quyền hạn gây khó khăn cho hoạt động của các cơ sở.

Tập trung giải quyết những vấn đề quản lý còn tồn tại, những cơ sở cố tình vi phạm, và những vi phạm nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Phát huy những mặt tích cực, động viên những điển hình tốt, chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, xử lý nghiêm các vi phạm.

Báo cáo sơ tổng kết, rút kinh nghiệm đợt kiểm tra.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG KIỂM TRA:

1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả các cơ sở hành nghề y, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế và các trạm y tế xã trên địa bàn huyện (17 trạm), các cơ sở dịch vụ tư nhân trong hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân với trọng tâm: Các cơ sở hành nghề không phép, các cơ sở do báo chí, nhân dân phản ánh; các phòng  khám đa khoa, chuyên khoa, phòng khám nha khoa có quảng cáo thực hiện cắm Implant, Các cơ sở có vi phạm chậm khắc phục sửa chữa; các cơ sở dịch vụ kính thuốc…

2. Nội dung kiểm tra:

- Hồ sơ pháp lý, phạm vi hành nghề, nhân sự, điều kiện của cơ sở.

- Việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ thuật y tế trong đó chú trọng: Quy chế vệ sinh vô khuẩn; Quy chế hồ sơ bệnh án và ghi chép sổ sách; Đặc biệt chú ý việc khám bệnh kê đơn thuốc: bán thuốc đơn thuần hay vừa kê đơn vừa bán thuốc; thuốc còn nguyên vẹn bao bì xuất xứ hay được bẻ vụn, không rõ nguồn gốc; Quy chế kê đơn: ghi tên thuốc không rỏ ràng, không viết tắt, viết tháo, có hàm lượng và chỉ định đường dùng, liều dùng và cách sử dụng.

- Thực hiện các quy định về quảng cáo, niêm yết giá thuốc, giá khám chữa bệnh ở các cơ sở.

- Thực hiện các quy chế dược: Quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần…

- Việc thực hiện quản lý mỹ phẩm theo Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/1/2011 của Bộ Y tế.

- Kiểm tra việc thực hiện thông tư 11/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 31/8/2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính - công thương về hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người.

- Thực hiện Luật dược số 105/2016/QH khóa 13 ngày 06/ 04/ 2016;

- Thực hiện Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;

- Đối với các cơ sở dịch vụ không do ngành y tế cấp phép, nhưng trong hoạt động có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ người dân, cần phối hợp với các ban ngành chức năng liên quan để tổ chức thanh tra, kiểm tra

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:

1. Tổ chức kiểm tra:

- Dự kiến kiểm tra 100% số cơ sở hành nghề y, dược và kinh doanh mỹ phẩm trang thiết bị tư nhân, mỹ phẩm, y học cổ truyền trên địa bàn huyện . . .

- Đối với cơ sở vi phạm phải xử lý, Đoàn kiểm tra sẽ chuyển biên bản về UBND huyện trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản thanh tra, để kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định xử lý.

2. Các căn cứ để tiến hành kiểm tra và xử lý:

Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội.

Luật Dược năm 105/2016/QH khóa 13 và Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật dược.

Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.

Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/09/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với người khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT, ngày 31/8/2007 của Liên Bộ Y tế - Tài chánh - Công thương về hướng dẫn thực hiện quản lý Nhà nước về giá thuốc dùng cho người.

Căn cứ vào nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

Các Nghị định, Thông tư, văn bản pháp quy khác có liên quan khác…

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

Thời gian thực hiện như sau: Từ ngày 10-18/01/2022.

V. ĐẢM BẢO KINH PHÍ

Kinh phí và phương tiện đi lại được trích từ nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND huyện cho công tác Y tế năm 2022

Xem chi tiết: Tại đây

More