QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

236 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 1357

  • Tổng 6.548.786

Một số chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 8 năm 2018

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 1. Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (có hiệu lực thi hành từ 27/8/2018).

Theo đó, tăng mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ 1.417.000 đồng lên 1.515.000 đồng.Cụ thể: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 diện thoát ly: 1.693.000 đồng/tháng (tăng 110.000 đồng so với quy định cũ); Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 diện không thoát ly: 2.874.000 đồng/tháng (tăng 186.000 đồng); người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 1.566.000 đồng/tháng (tăng 101.000 đồng); Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến: 1.270.000 đồng/tháng (tăng 82.000 đồng); người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: 909.000 đồng/tháng (tăng 59.000 đồng).

2. Thông tư số 08/2018/TT-BNV ngày 28/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng với cán bộ xã già yếu nghỉ việc (có hiệu lực từ ngày 15/8/2018).

Theo đó, cán bộ xã già yếu nghỉ việc được điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng theo công thức như sau: Mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2018 = Mức trợ cấp được hưởng tại tháng 6/2018 x 1,0692. Trên cơ sở công thức trên, mức trợ cấp cụ thể (đã làm tròn số) của cán bộ xã già yếu nghỉ việc như sau: Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: 1.974.000 đồng/tháng; đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên Thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng Công an xã: 1.910.000 đồng/tháng; đối với các chức danh còn lại: 1.768.000 đồng/tháng.

3. Thông tư số 05/2018/TT-BLĐTBXH ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 88/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/8/2018).

Theo đó, từ ngày 01/7/2018, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày 01/7/2018; Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CPngày 23/01/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/7/2018; Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/ 7/2018; Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/7/2018) được tăng thêm 6,92% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018. 

4. Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018).

Theo đó, quy định về hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết sản xuất nông nghiệp như sau: Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường. Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ trên thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác. Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây: Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; liên kết đảm bảo ổn định: Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm; dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thông tư số 03/2018/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/8/2018).

Theo đó, viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo 04 tiêu chuẩn chung sau: Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp… Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp của ngành.Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Có phẩm chất, đạo đức tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; có lý lịch rõ ràng.

6. Thông tư số 09/2018/TT-BTP ngày 21/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình (có hiệu lực từ ngày 21/8/2018).

Theo đó, các tiêu chí chung để xác định vụ việc tham gia tố tụng như sau: Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc được dư luận quan tâm, nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin; vụ việc mà quan điểm người thực hiện trợ giúp pháp lý khác với một trong các cơ quan tiến hành tố tụng và được chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý tại bản án, quyết định tố tụng; Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có nhiều tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau hoặc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều ý kiến khác nhau hoặc vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau;Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phòng Tư pháp

Các tin khác