QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
     

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

236 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 1192

  • Tổng 6.554.638

Một số chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 02 năm 2018

Xem với cỡ chữ : A- A A+

    1. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ ban hành quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.

Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; không có nguồn nuôi dưỡng; là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: Lần một chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 02 hoặc tháng 3 hàng năm.Nguồn kinh phí thực hiện chi trả hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, thực hiện chính sách đối với giáo viên mầm non được cân đối trong dự toán chi ngân sách sự nghiệp giáo dục, đào tạo hàng năm của các địa phương. Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Nghị định số 06/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2018.

2. Nghị định số 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 của Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

Nghị định số 142/2017/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ tại cảng biển không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định. Kèm theo là biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra.Đáng chú ý, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng với hành vi bơi lội hoặc làm mất trật tự công cộng trong khu vực cảng. Hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc hoặc hành vi vô ý có thể gây cháy, nổ trên tàu thuyền cũng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.Trường hợp trong máu hoặc hơi thở tài xế có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở bị phạt 2-3 triệu đồng; Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở bị phạt 7-8 triệu đồng...

Nghị định số 142/2017/NĐ-CPcó hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2018.

3. Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

Theo Nghị định này, sản phẩm xuất khẩu liên quan đến tài nguyên, khoáng sản (TNKS) không phải chịu thuế GTGT nếu thuộc một trong hai trường hợp sau: Sản phẩm xuất khẩu là TNKS chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là TNKS có tổng trị giá TNKS cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên, trừ các trường hợp sau: Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ TNKS mà trong quy trình chế biến đã ra sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu.Sản phẩm do cơ sở kinh doanh (CSKD) trực tiếp khai thác và chế biến hoặc mua về để chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu.Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là TNKS (TNKS đã chế biến thành sản phẩm khác).

Nghị định quy định, phần chi vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người (quy định cũ là 1 triệu đồng) để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định về BHXH, BHYT trích nộp cho các quỹ cho tính chất an sinh xã hội, quỹ BHYT và quỹ BHTN cho người lao động sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.Ngoài ra, cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.

Nghị định số 146/2017/NĐ-CPcó hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2018.

4. Nghị định số 161/2017/NĐ-CP ngày 29/12/2017 của Chính phủ sửa đổi Điều 12 Nghị định số 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH.

Nghị định số 161/2017/NĐ-CP bỏ quy định về việc cho phép cơ quan BHXH được trích một phần khoản phạt lãi chậm nộp phát hiện qua thanh tra để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT.

Nghị định số 161/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2018.

5. Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ ban hành  quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp logistics.

Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp logistics với khách hàng: trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp logistics thì thực hiện theo quy định đó. Trường hợp pháp luật không quy định thì trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp logistics với khách hàng do hai bên thỏa thuận.Trường hợp doanh nghiệp logistics và khách hàng không có thỏa thuận thì thực hiện như sau: Nếu khách hàng không có thông báo trước về trị giá hàng hóa thì doanh nghiệp logistics phải bồi thường tối đa 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường; Nếu khách hàng đã thông báo trước, mức bồi thường của doanh nghiệp logistics không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.Đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics theo hình thức vận tải hàng hóa đường bộ thì có thể hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. Tuy nhiên, 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

Nghị định số 163/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2018.

6. Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành  quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp khi giải quyết vụ án tham nhũng, kinh tế.

Thông tư này quy định cơ quan tố tụng có thể trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế với sáu trường hợp dưới đây:Xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm; Truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử; xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác; xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư; gặp khó khăn khi xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư gây ra; xác định hành vi vi phạm về thuế, tài chính,…và các lĩnh vực khác xét thấy cần thiết phải thực hiện giám định.Việc trưng cầu giám định chỉ thực hiện khi chưa có đủ chứng cứ chứng minh hành vi, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTPcó hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2018.

7. Thông tư số 64/2017/TT-BCA ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số15/2014/TT-BCA ngày 04/ 4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đăng ký xe.

Theo đó với ôtô, xe máy biển xanh; xe biển số ký hiệu 80 nền màu trắng, chữ và số màu đen, khi có quyết định điều chuyển, bán, tặng, cho thì trước khi bàn giao xe phải thu hồi, nộp lại đăng ký, biển số cho cơ quan đăng ký xe.

Bỏ nội dung của Điều 5 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về việc "người bán, tặng xe phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi" và nội dung "chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe".

Thông tư số 64/2017/TT-BCAcó hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2018.

8. Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Thông tư quy định người đăng ký mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá có trách nhiệm nộp khoản tiền đặt trước khi đăng ký mua tài sản. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công quyết định cụ thể số tiền đặt trước nhưng tối thiểu là 10% và tối đa 20% giá bán. Khoản tiền đặt trước này được coi là tiền đặt cọc để mua tài sản nếu người đăng ký được quyền mua tài sản.Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn niêm yết giá, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm tổ chức bốc thăm để lựa chọn người được quyền mua tài sản; người đăng ký mua tài sản niêm yết được mời tham gia việc bốc thăm.Số tiền đặt trước được trả lại trong thời hạn 03 ngày làm việc nếu người đăng ký không mua được tài sản. Các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước gồm: Người đăng ký từ chối mua tài sản sau khi được xác định là người được quyền mua tài sản; Không ký hợp đồng mua bán tài sản trong thời hạn quy định.

Thông tư số 144/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2018.

9. Thông tư số 09/2017/TT-BTP ngày 18/12/2017 cảu Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số19/2015/TT-BTP ngày 28/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo Thông tư nàyviệc kiểm tra các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc kiểm tra sự phù hợp, tính hợp pháp và đầy đủ của các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc căn cứ vào quy định tạikhoản 1 và 2 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP). Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định gồm có: Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộchoặc của người đại diện hợp pháp của họ;biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;tài liệu chứng minh về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy đã áp dụng gồm: Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; tài liệu, giấy tờ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Thông tư số 09/2017/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2018.

                                                          

Phòng Tư pháp

Các tin khác